Chuột rút là hiện tượng cơ bắp bị co thắt đột ngột, khiến cơ bị đau dữ dội, khiến người bệnh không thể tiếp tục vận động. Mặc dù bất kỳ cơ nào cũng có thể bị chuột rút, nhưng nó thường ảnh hưởng đến chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.
Chứng chuột rút thường gặp ở vận động viên chơi thể thao, người leo núi, bơi lội, phụ nữ mang thai…Tuy nhiên, thường xuyên bị chuột rút cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân dinh dưỡng. Vậy hay bị chuột rút là thiếu chất gì, nên ăn gì và bổ sung vitamin gì để cải thiện tình trạng này
Contents
Thường xuyên bị chuột rút là thiếu chất gì
Chuột rút là hiện tượng co thắt ngẫu nhiên và không chủ ý của các tế bào thần kinh vận động (các dây thần kinh có chức năng vận động của cơ). Sự co thắt có thể kéo dài từ vài giây ngắn ngủi đến vài phút
Trái với suy nghĩ của nhiều người, nguyên nhân phổ biến nhất gây chuột rút là do hoạt động quá mức và mỏi cơ. Tuy nhiên, mất nước và mất cân bằng điện giải cũng có thể khiến bạn bị chuột rút. Lưu thông máu kém cũng có thể dẫn đến chuột rút do cơ bắp của bạn không nhận đủ máu và oxy.
Ngoài ra chế độ dinh dưỡng cũng góp phần khiến 1 người dễ bị chuột rút hơn. Vậy thường xuyên bị chuột rút thiếu chất gì?
Thiếu nước
Cơ thể bị mất nước là một trong những nguyên nhân điển hình gây tình trạng chuột rút, co thắt cơ bắp ở chân. Mất nước và mất cân bằng điện giải sẽ khiến cho các đầu dây thần kinh nhạy cảm hơn, gây ra các cơn co thắt và ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh vận động.
Khi bạn tập thể dục, đi ngoài nắng lâu hoặc vận động mạnh, bạn sẽ mất nhiều nước và chất điện giải qua quá trình bài tiết mồ hôi. Nếu không được bổ sung kịp thời sẽ rất dễ bị chuột rút.
Ngoài ra, một số trường hợp cơ thể bị mất nước do uống không đủ nước hoặc do uống thuốc lợi tiểu sẽ gây ra chứng chuột rút về đêm
Thiếu chất khoáng
Hay bị chuột rút còn có thể do thiếu hụt các khoáng chất như K, Mg, Na, Ca trong máu.
Chuột rút khi vận động thường gặp ở các cơ lớn và gây chuột rút ở bắp chân và đùi. Khi cơ mỏi, vận động quá lâu, quá sức, vận động khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, cơ thể mất muối, làm giảm nồng độ K, Mg, Na, Ca trong máu.
Một số bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chữa bệnh như: statin, prednison hay thuốc lợi tiểu cũng làm giảm nồng độ kali và magie.
Phụ nữ mang thai hay bị chuột rút là do từ tháng thứ 6 của thai kỳ trở đi là dễ bị thiếu hụt Ca, P, Mg bởi tử cung chèn ép và chân phải chịu sức nặng của cơ thể
Thiếu Vitamin
Cơ thể thiểu một số loại vitamin như B12, B6, D, E làm giảm lưu thông tuần hoàn máu, thiếu máu, giảm trao đổi chất trong cơ thể gây ra tình trạng chuột rút, co thắt cơ. Vì vậy trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn có thể bổ sung thực phẩm chứa các loại vitamin trên hoặc uống vitamin bổ sung
Thiếu oxy
Khi vận động trong thời gian dài và cường độ lớn, cơ thể phải sử dụng nhiều oxy, nhịp thở tăng nên lượng oxy đến các cơ không đủ nên rất dễ bị chuột rút
Hay bị chuột rút nên ăn gì?
- Vitamin B12 có nhiều trong trứng, sữa, thịt, cá
- Vitamin B6 có nhiều trong rau bina, quả óc chó, chuối, cá hồi
- Vitamin D có trong gan, sữa
- Vitamin E có trong quả bơ, bông cải xanh, kiwi, bí đỏ
- Canxi có trong phô mai, sữa chua
- Magie có trong bông cải xanh, cải bắp, rau diếp, rau dền
- Kali có trong chuối, cà rốt, nho, táo
- Natri có trong muối
- Sắt có trong thịt gia cầm, cá, ngũ cốc
Bị chuột rút uống vitamin gì?
Ngoài việc bổ sung vitamin trong chế độ ăn uống hàng ngày thì bạn có thể uống thêm vitamin và một số loại thuốc khác để hạn chế nguy cơ bị chuột rút như:
- Vitamin E
- Vitamin B6, B12
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc giảm đau chống viêm